Last updated on July 12th, 2025
Các loại câu trong tiếng Anh là chủ đề mà nhiều người học tiếng Anh quan tâm. Có bao nhiêu loại câu, cấu trúc mỗi câu là gì? Nắm rõ tất tần tật ngay tại đây cùng BrightCHAMPS nhé
Về cơ bản, cấu trúc của một câu tiếng Anh cũng là một tập hợp các từ có sự liên kết nhất định, nhằm biểu đạt một nội dung cụ thể nào đó. Các thành phần cơ bản của một câu gồm chủ ngữ, vị ngữ và kết thúc câu bằng một dấu chấm. Ngoài ra, các câu dài hơn có thể có thêm các thành phần khác.
Ví dụ 1: "I went to the cinema." (Tôi đã đi đến rạp phim.)
Ví dụ 2: "She sings, and he plays the guitar." (Cô ấy hát, và anh ấy chơi guitar.)
Tuỳ thuộc vào câu trong tiếng Anh của bạn là câu hỏi, câu trần thuật, câu đơn,... mà cách sử dụng trong từng ngữ cảnh cụ thể cũng có sự khác nhau rõ rệt.
Quy tắc cơ bản của các loại câu trong tiếng Anh:
Hiểu rõ các loại câu trong tiếng Anh giúp bạn viết và giao tiếp một cách mạch lạc, trôi chảy hơn.
Cấu Trúc Một Câu Tiếng Anh
Subject (chủ ngữ) + Predicate (vị ngữ) + Object (tân ngữ) + (Adverb) (trạng ngữ). |
Ví dụ 3: I like fish (Tôi thích cá)
Câu Đơn (Simple Sentences)
Người ta sử dụng một câu đơn để diễn đạt một ý tưởng đơn giản, rõ ràng.
Ví dụ 4: The cat slept. (Con mèo đã ngủ.)
Câu Ghép (Compound Sentences)
Dùng câu ghép trong tiếng Anh để kết nối hai hoặc nhiều ý tưởng có liên quan.
Sử dụng các liên từ như "and", "but", "or", "so".
Ví dụ 5: He studied hard, and he passed the exam. (Anh ấy học hành chăm chỉ, và anh ấy đã vượt qua kỳ thi.)
Câu Phức (Complex Sentences)
Dùng để diễn đạt mối quan hệ phụ thuộc giữa các ý tưởng.
Sử dụng các liên từ phụ thuộc như "because", "when", "if", "that".
Ví dụ 6: I will go if it doesn't rain. (Tôi sẽ đi nếu trời không mưa.)
Câu Ghép Phức Hợp (Compound-Complex Sentences)
Đây là loại câu có được khi kết hợp cả câu ghép và câu phức.
Ví dụ 7: When I finish work, I will go home, and then I will watch TV. (Khi tôi hoàn thành công việc, tôi sẽ về nhà và sau đó tôi sẽ xem TV.)
Câu Trần Thuật (Declarative Sentences)
Thông thường câu trần thuật sẽ kết thúc bằng một dấu chấm, dùng để đưa ra thông tin hoặc khẳng định một điều gì đó.
Ví dụ 8: I like coffee. (Tôi thích cà phê.)
Câu Nghi Vấn (Interrogative Sentences)
Các loại câu hỏi trong tiếng Anh (câu nghi vấn) thường bắt đầu bằng một từ để hỏi và kết thúc bằng một dấu chấm hỏi ở cuối câu, dùng để đặt câu hỏi hay bày tỏ sự thắc mắc của ai đối với ai/ cái gì.
Ví dụ 9: Do you like coffee? (Bạn có thích cà phê không?)
Câu Mệnh Lệnh (Imperative Sentences)
Dùng câu này khi người nói muốn đưa ra một mệnh lệnh hoặc yêu cầu. Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh có thể kết thúc bằng dấu chấm hoặc một dấu chấm than bày tỏ ý nhấn mạnh.
Ví dụ 10: Close the door. (Đóng cửa lại.)
Câu Cảm Thán (Exclamatory Sentences)
Dùng để diễn tả cảm xúc mạnh mẽ thái độ và cảm xúc của người nói.
Ví dụ 11: What a beautiful day! (Ngày đẹp trời làm sao!)
Câu Hỏi Gián Tiếp
Khi thấy có một câu hỏi có bao gồm một câu hỏi khác và hai mệnh đề này được nối với nhau bằng một từ để hỏi thì bạn có thể sử dụng cấu trúc này.
Ví dụ 12: Do you know why he left? (Bạn có biết tại sao anh ấy lại rời đi không?)
Câu Điều Kiện
Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh được sử dụng để miêu tả một nguyên nhân nếu xảy ra sẽ diễn ra một kết quả nào đó.
Cấu trúc:
If + mệnh đề nguyên nhân/ chính + mệnh đề kết quả/ phụ |
Ví dụ 13: If it rains, we will stay inside. (Nếu trời mưa, chúng ta sẽ ở trong nhà.)
Dưới đây là một số lỗi phổ biến BrightCHAMPS tổng hợp để giúp bạn không mắc phải khi sử dụng các loại câu trong tiếng anh trong tiếng Anh.
Ngữ Cảnh Trang Trọng
Ví dụ 14: The research findings indicate a significant correlation between socioeconomic status and academic achievement
(Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối tương quan đáng kể giữa địa vị kinh tế xã hội và thành tích học tập.)
Giải thích: Đây là một câu phức (complex sentence) được người học sử dụng trong môi trường học thuật hoặc chuyên nghiệp.
Ngữ Cảnh Không Trang Trọng
Ví dụ 15: Hey, I'm gonna grab some coffee, you want anything?
(Này, tôi định đi mua cà phê, bạn có muốn gì không?)
Giải thích: Đây là một câu hỏi được ứng dụng khá phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Gonna là từ biểu thị sự thân mật dùng trong văn nói hàng ngày.
Ví dụ 16: Keep silent!
(Giữ trật tự!)
Giải thích: Đây là một câu mệnh lệnh khá phổ biến trong giao tiếp hàng ngày.
Ví dụ 17: If I had studied harder, I would have passed the exam
(Nếu tôi học chăm chỉ hơn, tôi đã có thể vượt qua kỳ thi)
Giải thích: Đây là một câu điều kiện if loại 3, nói về một tình huống giả định trong quá khứ và kết quả trái ngược với thực tế đã xảy ra.
Ngữ Cảnh Học Thuật
Ví dụ 15: While numerous studies have explored the effects of climate change, further research is needed to fully understand its long-term consequences.
(Mặc dù nhiều nghiên cứu đã khám phá được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng vẫn cần thêm các nghiên cứu khác để hiểu hơn về những hậu quả lâu dài của nó)
Giải thích: Câu phức (vì có hơn 2 mệnh đề trong câu) thường được dùng trong ngữ cảnh học thuật. Liên từ phụ thuộc While được dùng để kết nối hai mệnh đề trong câu.
Xác Định Loại Câu
Xác định loại câu (câu đơn, câu ghép, câu phức, câu ghép phức hợp) trong các câu sau:
Bài tập 1: "She went to the store, and she bought some groceries."
Bài tập 2: "The dog barked."
Đáp án:
1. Câu ghép (có hai mệnh đề trong câu)
2. Câu đơn (1 mệnh đề)
Bài Tập Điền Vào Chỗ Trống
Điền các liên từ thích hợp (and, but, or, because, when, if, that) vào chỗ trống:
Bài tập 1: "We stayed outside _______ it was sunny"
because (nguyên nhân- kết quả)
Bài Tập Chỉnh Sửa Câu
Bài tập 1: She don't like coffee, and neither do I.
Bài tập 2: If I would have known, I would have went
Bài tập 1:
Đáp án: She doesn't like coffee, and neither do I.
Bài tập 2:
Đáp án: She doesn't like coffee, and neither do I.
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng khám phá cách sử dụng các loại câu trong tiếng Anh. Việc hiểu rõ cấu trúc và ứng dụng chính xác sẽ giúp bạn giao tiếp mạch lạc và tự tin hơn. Theo dõi BrightCHAMPS để cập nhật những bài tập, khoá học mới nhất nhé.
… |
Cô có hơn 15 năm kinh nghiệm giảng dạy, Cử nhân Ngôn ngữ và Văn học Anh, Thạc sĩ TESOL, hiện đang học Tiến sĩ Sư phạm ngôn ngữ. Chuyên môn của cô: ứng dụng ngôn ngữ, sư phạm, ELT kỹ thuật số, phát triển tài liệu dạy sáng tạo, các phương pháp dạy kỹ năng n
: Khi làm bánh, cô có thêm cảm hứng, ý tưởng tuyệt vời cho giảng dạy.