Last updated on July 8th, 2025
Cấu trúc make thường được dùng để diễn tả hành động mà một người khiến người khác làm. Hãy cùng BrightCHAMPS tìm hiểu kỹ hơn về cách dùng và ví dụ của cấu trúc này nhé!
Cấu trúc make được dùng để chỉ hành động khiến ai đó làm gì đó. Đây là một động từ đặc biệt vì nó thường đi với một tân ngữ chỉ người và một động từ nguyên mẫu không có "to".
Ví dụ 1: My mom makes me clean my room every weekend.
(Mẹ bắt tôi dọn phòng mỗi cuối tuần.)
Cấu trúc make là một phần quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh, được sử dụng để diễn tả hành động khiến ai đó làm gì hoặc tác động đến trạng thái, cảm xúc của một người. Cấu trúc cơ bản là của động từ này là:
Make + someone + động từ nguyên mẫu / tính từ / danh từ |
Với từng loại từ, cấu trúc make có quy tắc như sau:
Ví dụ 2: The teacher made the students stay late. (Giáo viên bắt học sinh ở lại muộn.)
Ví dụ 3: The sad news made her depressed. (Tin buồn khiến cô ấy chán nản.)
Ví dụ 4: They made him their leader. (Họ đã chọn anh ấy làm lãnh đạo của họ.)
Bên cạnh các cấu trúc cơ bản như make sb do sth hay make sb adj/noun, động từ make còn có nhiều cách sử dụng linh hoạt hơn để diễn tả sự tác động hoặc thay đổi đối với một đối tượng.
Cấu trúc này được sử dụng khi ai đó buộc hoặc ép người khác làm một việc gì đó. Trong cấu trúc này, động từ theo sau make luôn ở dạng nguyên mẫu không “to” (bare infinitive).
Công Thức: Make + Sb + V (bare infinitive) |
Ví dụ 5: His strict rules made us arrive on time every day.
(Quy tắc nghiêm khắc của anh ấy khiến chúng tôi phải đến đúng giờ mỗi ngày.)
Cấu trúc này được dùng khi muốn diễn tả việc khiến ai đó trở thành một vai trò, một chức danh hay một danh xưng nào đó.
Công Thức: Make + Sb + Noun |
Ví dụ 6: Years of dedication made him a great leader.
(Nhiều năm cống hiến đã khiến anh ấy trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại.)
Dùng để diễn tả quá trình tạo ra hoặc biến đổi một vật thành một thứ khác (không phổ biến bằng make sb sth.
Công Thức: Make + Sth + Noun |
Ví dụ 7: The chef made the vegetables a delicious dish with his special recipe.
(Đầu bếp đã biến rau củ thành một món ăn ngon với công thức đặc biệt của mình.)
Trong quá trình sử dụng tiếng Anh, nhiều người học thường mắc lỗi khi dùng các cấu trúc make. Dưới đây là một số lỗi phổ biến và cách khắc phục để bạn có thể sử dụng một cách thành thạo cấu trúc này.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc với make, dưới đây là những ví dụ chi tiết được phân loại theo từng ngữ cảnh cụ thể.
Trong các bài viết học thuật, báo cáo nghiên cứu hoặc các tài liệu chính thức, cấu trúc make được sử dụng để diễn tả sự tác động hoặc thay đổi trong một tình huống mang tính chuyên môn.
Ví dụ 8: The new regulations made the company reconsider its financial policies.
(Các quy định mới khiến công ty phải xem xét lại chính sách tài chính của mình.)
Ví dụ 9: Scientific discoveries have made researchers question previous theories.
(Những khám phá khoa học đã khiến các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi về các lý thuyết trước đó.)
Trong giao tiếp hàng ngày, cấu trúc make thường được sử dụng để mô tả tác động của một người hoặc sự việc đến hành động hoặc cảm xúc của người khác.
Ví dụ 10: The movie made me cry at the end.
(Bộ phim khiến tôi khóc vào cuối phim.)
Ví dụ 11: Her kindness made everyone respect her.
(Sự tốt bụng của cô ấy khiến mọi người tôn trọng cô ấy.)
Khi viết bài luận, bài báo khoa học hoặc phân tích nghiên cứu, cấu trúc make có thể được sử dụng để trình bày mối quan hệ nhân quả một cách rõ ràng và logic.
Ví dụ 12: A well-structured argument can make your essay more persuasive.
(Một lập luận có cấu trúc tốt có thể làm cho bài luận của bạn thuyết phục hơn.)
Để bạn dễ dàng ghi nhớ và có thể sử dụng cấu trúc make một cách linh hoạt, BrightCHAMPS sẽ tổng hợp những lưu ý quan trọng nhất dưới đây:
|
Cô có hơn 15 năm kinh nghiệm giảng dạy, Cử nhân Ngôn ngữ và Văn học Anh, Thạc sĩ TESOL, hiện đang học Tiến sĩ Sư phạm ngôn ngữ. Chuyên môn của cô: ứng dụng ngôn ngữ, sư phạm, ELT kỹ thuật số, phát triển tài liệu dạy sáng tạo, các phương pháp dạy kỹ năng n
: Khi làm bánh, cô có thêm cảm hứng, ý tưởng tuyệt vời cho giảng dạy.