Last updated on July 13th, 2025
Cách dùng albeit là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng, đặc biệt trong văn viết trang trọng và học thuật. Bài viết này sẽ tìm hiểu chi tiết về albeit và bài tập vận dụng.
Allbeit là một dạng viết sai phổ biến, còn dạng viết đúng hiện nay của từ này là albeit.
Về ngữ pháp, albeit là liên từ phụ thuộc, có nghĩa giống với although, even though hoặc though. Tuy nhiên, albeit thường được dùng để diễn tả sự nhượng bộ ngắn gọn, theo sau là một tính từ, trạng từ, cụm danh từ hoặc cụm giới từ.
Ví dụ 1: The dish was delicious, albeit a little spicy. (Món ăn rất ngon, dù hơi cay một chút.)
Để nắm vững cách dùng albeit, chúng ta cần hiểu rõ các quy tắc ngữ pháp khi sử dụng cấu trú này.
Theo sau bởi tính từ, trạng từ, cụm danh từ hoặc cụm giới từ: Albeit không được theo sau bởi một mệnh đề đầy đủ.
Diễn tả sự nhượng bộ hoặc tương phản nhẹ: Albeit thường được dùng để giới thiệu một yếu tố đối lập hoặc nhượng bộ một cách ngắn gọn.
Thường dùng trong văn viết trang trọng và học thuật: Albeit ít phổ biến trong giao tiếp hàng ngày.
Albeit + tính từ:
Ví dụ 2: The journey was long, albeit scenic. (Hành trình dài, dù vậy phong cảnh đẹp.)
Albeit + trạng từ:
Ví dụ 3: He finished the race, albeit slowly. (Anh ấy hoàn thành cuộc đua, dù chậm.)
Albeit + cụm danh từ:
Ví dụ 4: She accepted the challenge, albeit with some hesitation. (Cô ấy chấp nhận thử thách, dù có chút do dự.)
Albeit + cụm giới từ:
Ví dụ 5: The old house stood firm, albeit in need of repair. (Ngôi nhà cũ vẫn đứng vững, dù cần sửa chữa.)
Trong bài thi IELTS, albeit thường được sử dụng trong cả phần Writing và phần Speaking để thể hiện sự nhượng bộ hoặc tương phản một cách trang trọng và súc tích.
Trong bài thi Writing
Sử dụng albeit giúp câu văn mang tính học thuật hơn và thể hiện sự tinh tế trong việc diễn đạt ý. Thay vì dùng although + mệnh đề, bạn có thể dùng albeit + tính từ/trạng từ/cụm danh từ để câu ngắn gọn và hiệu quả hơn.
Ví dụ 6: The research faced several challenges, albeit minor ones. (Nghiên cứu đã đối mặt với một vài thách thức, dù chỉ là những thách thức nhỏ.)
Trong bài thi Speaking
Dùng albeit có thể làm cho phần trả lời của bạn học thuật hơn, đặc biệt trong phần 2 và phần 3. Tuy nhiên, cần sử dụng tự nhiên và không quá gượng ép, vì đây là từ trang trọng hơn so với giao tiếp hàng ngày.
Ví dụ 7: The city is quite modern, albeit retaining some of its historical charm. (Thành phố khá hiện đại, dù nó vẫn giữ được một số nét duyên dáng lịch sử.)
Cách dùng albeit thường xuất hiện trong một số cấu trúc câu nhất định, giúp diễn đạt ý một cách súc tích và trang trọng.
Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ, albeit + tính từ/trạng từ/cụm danh từ/cụm giới từ |
Ví dụ 8: The presentation was informative, albeit lengthy. (Bài thuyết trình giàu thông tin, dù hơi dài.)
Chủ ngữ + động từ + albeit + tính từ/trạng từ/cụm danh từ/cụm giới từ + (phần còn lại của câu) |
Ví dụ 9: Albeit tired, she continued working. (Dù mệt mỏi, cô ấy vẫn tiếp tục làm việc.)
Trong văn học và báo chí, albeit có thể được sử dụng để tạo điểm nhấn hoặc sự tương phản bất ngờ.
Ví dụ 10: A small crowd gathered, albeit an enthusiastic one. (Một đám đông nhỏ tụ tập, dù vậy rất nhiệt tình.)
Trong ngữ cảnh học thuật, albeit thường được dùng để đưa ra những ngoại lệ hoặc hạn chế nhỏ trong một nhận định chung.
Ví dụ 11: The results were consistent across all groups, albeit with minor variations in magnitude. (Kết quả nhất quán giữa các nhóm, dù có sự khác biệt nhỏ về mức độ.)
Mặc dù albeit là một từ hữu ích, nhưng người học tiếng Anh thường mắc một số lỗi khi sử dụng.
Để hiểu rõ hơn về cách dùng albeit trong các ngữ cảnh, dưới đây là 5 ví dụ phổ biến nhất.
Ví dụ 16:
Ví dụ 17:
Ví dụ 18:
Ví dụ 19:
Ví dụ 20:
Cuối cùng, hãy cùng điểm qua những lưu ý về cách dùng albeit để bạn ghi nhớ nhé!
|
Cô có hơn 15 năm kinh nghiệm giảng dạy, Cử nhân Ngôn ngữ và Văn học Anh, Thạc sĩ TESOL, hiện đang học Tiến sĩ Sư phạm ngôn ngữ. Chuyên môn của cô: ứng dụng ngôn ngữ, sư phạm, ELT kỹ thuật số, phát triển tài liệu dạy sáng tạo, các phương pháp dạy kỹ năng n
: Khi làm bánh, cô có thêm cảm hứng, ý tưởng tuyệt vời cho giảng dạy.