Last updated on June 30th, 2025
Do và does là hai trợ động từ phổ biến mà người học thường gặp trong tiếng Anh. Trong bài viết này, BrightCHAMPS sẽ hướng dẫn bạn nhận biết khi nào dùng do does chính xác nhất!
“Do” là một động từ bất quy tắc với các dạng biến đổi theo thì bao gồm: “do” (hiện tại đơn), “does” (hiện tại ngôi thứ 3 số ít), “did” (quá khứ) và “done” (quá khứ phân từ). Tuy nhiên, “do” và “does” thường được sử dụng phổ biến với vai trò trợ động từ trong thì hiện tại đơn. Chúng không mang ý nghĩa tự thân mà có chức năng trợ giúp động từ chính trong câu, đặc biệt trong việc hình thành câu phủ định, câu hỏi và câu nhấn mạnh.
Cấu trúc tổng quan của do/does bao gồm:
S + do/does + O (tân ngữ) |
Ví dụ 1: I do my homework every evening (Tôi làm bài tập về nhà mỗi tối) -> “do” đóng vai trò là động từ trong câu.
Ví dụ 2: He does not like spicy food (Anh ấy không thích ăn đồ cay) -> “does” đóng vai trò trợ động từ trong câu.
Vậy khi nào dùng Do Does? “Do” và “Does” được sử dụng chủ yếu trong thì hiện tại đơn, tùy thuộc vào chủ ngữ của câu. Chúng có thể đóng vai trò là trợ động từ để hình thành câu hỏi, câu phủ định hoặc nhấn mạnh một hành động.
Dùng “Do” khi chủ ngữ là I, You, We, They |
Ví dụ 3: I do my best to help you (Tôi cố gắng hết sức để giúp bạn). |
Dùng “Does” khi chủ ngữ là He, She, It |
Ví dụ 4: She does the laundry every weekend (Cô ấy giặt đồ mỗi cuối tuần). |
Trong câu hỏi, “do” và “does” được đặt ở đầu câu để hình thành câu nghi vấn. Trong câu phủ định, chúng kết hợp với “not” để thể hiện ý nghĩa phủ định. Đặc biệt, khi là trợ động từ, “does” yêu cầu động từ chính đi sau nó ở dạng nguyên thể không chia. Ngoài ra, cả “do” và “does” còn có thể được sử dụng để nhấn mạnh một hành động trong câu khẳng định.
Để sử dụng “do” và “does” đúng ngữ pháp, người học cần hiểu rõ cách chúng hoạt động trong câu. Dưới đây là các cấu trúc và mẫu câu phổ biến của do, does:
“Do” thường được sử dụng khi chủ ngữ là số nhiều hoặc thuộc ngôi thứ nhất, thứ hai. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ dùng “do” với các đại từ chủ ngữ như I, you, we, they.
Cấu trúc sử dụng “do” trong câu phủ định là:
S + do not (don’t) + V (nguyên thể) + O |
Ví dụ 5: They do not (don’t) play football on weekdays (Họ không chơi bóng vào các ngày trong tuần).
Cấu trúc sử dụng “do” trong câu hỏi nghi vấn là:
Do + S + V (nguyên thể) + O? |
Ví dụ 6: Do you speak English? (Bạn có nói tiếng Anh không?)
Cấu trúc sử dụng “do” trong câu hỏi có từ để hỏi (Wh - Questions) là:
Wh- word + do + S + V (nguyên thể) + O? |
Ví dụ 7: Why do they study so late? (Tại sao họ học muộn vậy?)
Cấu trúc sử dụng “do” trong câu hỏi đuôi:
S + V1 + O, don’t/doesn’t + S?
S + don’t/doesn’t + V (nguyên thể) + O, do/does + S? |
Ví dụ 8: I don’t have to come to the party, do I? (Tôi đâu cần phải đến bữa tiệc phải không?)
Cấu trúc sử dụng “do” như một trợ động từ trong câu khẳng định:
Chủ ngữ + do/does + V (nguyên thể) + O |
Ví dụ 9: She does need to go home now (Cô ấy thật sự cần về nhà ngay bây giờ).
Cấu trúc sử dụng “do” khi ra lệnh cấm, ngăn cản:
Wh- word + do + S + V (nguyên thể) + O? |
Ví dụ 10: Do not (Don’t) touch my phone! (Đừng động vào điện thoại của tôi!)
Khác với “do”, “does” được dùng với các chủ ngữ số ít hoặc thuộc ngôi thứ ba như He, She, It.
Cấu trúc sử dụng “does” trong câu phủ định là:
S + does not (doesn’t) + V (nguyên thể) + O |
Ví dụ 11: He does not (doesn’t) work on Sundays (Anh ấy không làm việc vào Chủ Nhật).
Cấu trúc sử dụng “does” trong câu nghi vấn là:
Does + S + V (nguyên thể) + O? |
Ví dụ 12: Does she like coffee? (Cô ấy có thích cà phê không?)
Cấu trúc sử dụng “does” trong câu hỏi có từ để hỏi (Wh - Questions) là:
Wh- word + do + S + V (nguyên thể) + O? |
Ví dụ 13: Where does she live in Japan? (Cô ấy sống ở đâu ở Nhật Bản?).
Mặc dù “do” và “does” là hai trợ động từ cơ bản trong tiếng Anh nhưng nhiều người học vẫn mắc lỗi sai khi sử dụng chúng. Dưới đây là các lỗi phổ biến nhất đi kèm giải pháp giúp bạn tránh sai sót trong tương lai.
Ví Dụ Minh Họa Với “Do”
Ví dụ 14: We do exercise three times a week to stay healthy (Chúng tôi tập thể dục ba lần một tuần để giữ sức khỏe) -> “do” đi với exercise” để nói về việc tập luyện.
Ví dụ 15: You do not (don’t) need to bring your laptop (Bạn không cần mang theo laptop) -> “do” đóng vai trò trong câu phủ định, đổi thành “do not”.
Ví dụ 16: Do they sell fresh fruits at this market? (Họ có bán trái cây tươi ở chợ này không?) -> câu nghi vấn có chủ ngữ là “they” nên “do” đứng ở đầu câu.
Ví dụ 17: You don’t remember his name, do you? (Bạn không nhớ tên anh ấy phải không?). -> cấu trúc “do” trong câu hỏi đuôi, mệnh đề ở thể khẳng định nên câu hỏi đuôi ở thể phủ định.
Ví dụ 18: What do you usually do on weekends? (Bạn thường làm gì vào cuối tuần?) -> cấu trúc “do” sử dụng trong câu hỏi có từ để hỏi.
Ví Dụ Minh Họa Với “Does”
Ví dụ 19: She does a lot of painting in her free time (Cô ấy vẽ rất nhiều trong thời gian rảnh) -> “do” sử dụng trong câu khẳng định với chủ ngữ ở ngôi thứ ba nên là “does”.
Ví dụ 20: He does not (doesn’t) watch television during weekdays (Anh ấy không xem TV vào các ngày trong tuần) -> “does” sử dụng trong câu phủ định rằng anh ấy không xem TV trong tuần.
Ví dụ 21: Does she cook dinner for her family every night? (Cô ấy có nấu bữa tối cho gia đình mỗi tối không?) -> “does” đứng đầu trong cấu trúc câu nghi vấn, nhằm hỏi về việc liệu cô ấy có nấu bữa tối cho gia đình không.
Ví dụ 22: What does she usually do after work? (Cô ấy thường làm gì sau giờ làm?) -> “does” trong cấu trúc câu hỏi có từ để hỏi.
Ví dụ 23: It does make a difference in productivity (Điều đó thực sự tạo ra sự khác biệt về năng suất) -> “does” trong câu khẳng định đi kèm với ngôi thứ ba “It”.
BrightCHAMPS rút ra các điểm ngữ pháp quan trọng sau khi tìm hiểu khi nào dùng do does giúp người học chọn lọc thông tin học tập chính xác và nâng cao kỹ năng cấp tốc trong tương lai.
|
Cô có hơn 15 năm kinh nghiệm giảng dạy, Cử nhân Ngôn ngữ và Văn học Anh, Thạc sĩ TESOL, hiện đang học Tiến sĩ Sư phạm ngôn ngữ. Chuyên môn của cô: ứng dụng ngôn ngữ, sư phạm, ELT kỹ thuật số, phát triển tài liệu dạy sáng tạo, các phương pháp dạy kỹ năng n
: Khi làm bánh, cô có thêm cảm hứng, ý tưởng tuyệt vời cho giảng dạy.