BrightChamps Logo
Hamburger Menu Icon for BrightChamps Website Navigation

Math Table of Contents Dropdown Table Of Contents

Creative Math Ideas Image
Live Math Learners Count Icon146 Learners

Last updated on May 9th, 2025

Math Whiteboard Illustration

Câu Điều Kiện Loại 3 Dùng Khi Nào? Cách Học Nhanh, Nhớ Lâu, Cực Dễ

Professor Greenline Explaining Math Concepts
Foundation
Intermediate
Advance Topics

Loại câu điều kiện này diễn tả một giả định trái ngược với sự thật đã xảy ra. Cấu trúc gồm "if + quá khứ hoàn thành" và "would/could/might + have + phân từ II".

Professor Greenline from BrightChamps

Câu Điều Kiện Loại 3 Là Gì?

Câu điều kiện loại 3 dùng để làm gì? Câu điều kiện loại 3 là mô tả giả định không xảy ra trong quá khứ. Nói cách khác, nó mô tả những gì có thể đã xảy ra nếu một sự kiện nào đấy trong quá khứ khác đi, nhưng thực tế điều đó đã không xảy ra.

 

  • Ví dụ 1: If I had studied harder, I would have passed the exam. (Nếu tôi học hành chăm chỉ hơn, tôi đã thi đậu rồi.). 
     
  • Ví dụ 2: If I had woken up on time, I wouldn't have missed my flight to Da Nang. (Nếu tôi dậy đúng giờ, tôi đã có thể bắt kịp chuyến bay đi Đà Nẵng rồi.)
Professor Greenline from BrightChamps

Cách Sử Dụng Và Quy Tắc Câu Điều Kiện Loại 3?

Khi viết câu điều kiện loại 3, bạn cần lưu ý hai thành phần chính sau: 
 

 

Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề chính

If + S + had + Vpp

S + would/could/might + have + Vpp

 

Để làm rõ cấu trúc câu điều kiện loại 3, ta có thể thấy rằng: mệnh đề điều kiện có thì quá khứ hoàn thành (had + quá khứ phân từ), còn mệnh đề chính là cấu trúc "would/could/might + have + quá khứ phân từ". 

 

Do "had" và "would" đều có thể viết tắt là ('d), bạn cũng cần nhớ phân biệt rõ ràng. Cụ thể, "had" luôn đứng sau "if" trong mệnh đề điều kiện, còn "would" nằm ở mệnh đề chính. Phủ định được tạo bằng cách thêm "not" hoặc "'nt" sau "had", "would" hoặc các động từ khuyết thiếu khác.
 

Professor Greenline from BrightChamps

Cấu Trúc Và Các Mẫu Câu Phổ Biến Của Câu Điều Kiện Loại 3

Câu điều kiện loại 3 phức tạp hơn vì có nhiều cách ứng dụng, cấu trúc khác nhau. Cùng BrightCHAMPS khám phá ngay nào!

Professor Greenline from BrightChamps

Các Cấu Trúc Câu Điều Kiện Loại 3 Thường Gặp

Loại câu điều kiện này thể hiện các giả định về quá khứ, giúp chúng ta suy ngẫm và học hỏi từ kinh nghiệm, bao gồm 3 loại chính sau: 

 

Loại 1: Diễn tả kết quả trái ngược với thực tế đã xảy ra



Câu điều kiện loại 3 cho phép ta hình dung một kết quả khác nếu một hành động trong quá khứ diễn ra khác đi.

 

  • Ví dụ 3: If the mechanic had fixed the brakes, the accident wouldn't have happened. (Nếu người thợ máy đã sửa phanh, tai nạn đã không xảy ra.). Thực tế là người thợ máy đã không sửa phanh và tai nạn đã xảy ra.


     
  • Ví dụ 4: If the team had practiced harder, they would have won the championship." (Nếu đội tuyển đã luyện tập chăm chỉ hơn, họ đã thắng chức vô địch.). Thực tế là đội tuyển đã không luyện tập chăm chỉ và họ đã thua.

 


Loại 2: Thể hiện sự hối tiếc và những điều "giá như"

 


Đây là cách thông dụng để ta nhìn lại quá khứ và ước rằng mình đã hành động khác đi.

 

  • Ví dụ 5: If I hadn't spent all my money, I would have been able to travel." (Nếu tôi đã không tiêu hết tiền, tôi đã có thể đi du lịch.)


     
  • Ví dụ 6: "If she had told him the truth, he wouldn't have felt betrayed." (Nếu cô ấy đã nói cho anh ấy sự thật, anh ấy đã không cảm thấy bị phản bội.)


Loại 3: Đưa ra những giả định không có thật

 


Câu điều kiện loại 3 giúp ta khám phá những khả năng khác, những điều không tưởng, dù sẽ không bao giờ xảy ra.

 

 

  • Ví dụ 7: If the dinosaurs hadn't gone extinct, the world might have been very different. (Nếu khủng long không bị tuyệt chủng, thế giới có lẽ đã rất khác.)

     
  • Ví dụ 8: If humans had developed telepathy, communication would have been revolutionized." (Nếu con người phát triển được khả năng thần giao cách cảm, giao tiếp đã được cách mạng hóa.)

 


Các Biến Thế Phổ Biến Của Câu Điều Kiện Loại 3

 


Ngoài 3 cách dùng phổ biến trên, bạn có thể gặp các biến thế khác của câu điều kiện loại 3 để diễn đạt các sắc thái khác. Chẳng hạn như: 

 


Kết quả tiếp diễn trong quá khứ

 


Khi muốn nhấn mạnh kết quả của hành động giả định diễn ra liên tục tại một thời điểm trong quá khứ, quá khứ hoàn thành tiếp diễn ở mệnh đề chính sẽ là thì mà bạn cần lưu ý.

 

Cấu trúc

If + S + had + PII, S + would/could/might + have + been + V-ing

 

  • Ví dụ 9: If the construction crew had followed the blueprint, they would have been building the bridge correctly." (Nếu đội thi công tuân theo bản thiết kế, họ đã đang xây dựng cây cầu đúng cách.)
     

 

Kết quả ở hiện tại 

 

Trong trường hợp điều kiện ở quá khứ nhưng kết quả ảnh hưởng đến hiện tại, mệnh đề chính sử dụng "would/could/might + V-inf".
 

Cấu trúc

If + S + had + Vpp, S + would/could/might + V-inf

 

Điều kiện diễn ra liên tục trong quá khứ

 

Khi điều kiện kéo dài liên tục trong quá khứ, mệnh đề "if" sẽ là thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn.
 

Cấu trúc

If + S + had + been + V-ing , S + would/could/might + have + Vpp

 

  • Ví dụ 10: If the company had been investing in renewable energy, they wouldn't have faced such severe financial losses. (Nếu công ty đã đầu tư vào năng lượng tái tạo, họ đã không phải đối mặt với những tổn thất tài chính nghiêm trọng như vậy.)
     

 

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3

 

Đảo ngữ trong câu điều kiện loại 3 là một cách diễn đạt trang trọng và nhấn mạnh, thường xuất hiện nhiều trong văn viết hoặc khi muốn thể hiện cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ.
 

Cấu trúc

Had + S (+not) + Vpp, S + would/could/might + have + Vpp

 

  • Ví dụ 11: Had the firefighters arrived sooner, the building could have been saved. (Nếu lính cứu hỏa đến sớm hơn, tòa nhà đã có thể được cứu.)
Max Pointing Out Common Math Mistakes

Các Lỗi Thường Gặp Và Cách Tránh Trong Câu Điều Kiện Loại 3

Professor Greenline from BrightChamps

Ví Dụ Về Câu Điều Kiện Loại 3

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các thông tin nêu trên, BrightCHAMPS sẽ gợi ý thêm cho bạn các ví dụ về câu điều kiện loại 3 và các trường hợp thường dùng. 


Ngữ cảnh trang trọng


Ví dụ 17: Had the company invested in sustainable energy solutions earlier, it would have mitigated the impact of recent marke.t fluctuations. (Nếu công ty đã đầu tư vào các giải pháp năng lượng bền vững sớm hơn, thì công ty đã giảm thiểu được tác động của những biến động thị trường gần đây.)


Câu văn trên đã đảo từ "Had" để nhấn mạnh, phù hợp với văn phong trang trọng trong kinh doanh hoặc báo cáo.

 


Ngữ cảnh không trang trọng


Ví dụ 18: If I hadn't overslept, I wouldn't have missed my flight! (Nếu tớ không ngủ quên, tớ đã không bị lỡ chuyến bay rồi!)


Ví dụ 19: If she had submitted her assignments on time, she would have received higher grades. (Nếu cô gái nộp bài tập đúng hạn, cô ta đã nhận có điểm cao hơn.)


Với trường hợp này, câu điều kiện loại 3 diễn tả sự hối tiếc trong tình huống đời thường, với cách nói ngắn gọn, gần gũi.


Ngữ cảnh học thuật


Ví dụ 20: If the analysts had accounted for the factors, they would have gotten more exact results. (Nếu các nhà nghiên cứu đã tính đến các biến số, họ đã thu được kết quả chính xác hơn.)


Ví dụ 21: Had the historians analyzed the primary sources more carefully, they would have reached a different conclusion. (Nếu những nhà sử học phân tích về các nguồn tài liệu chính một cách cẩn thận hơn, họ đã đến được với một kết luận khác.)


Câu này vận dụng ngôn ngữ chuyên ngành, phù hợp với các bài nghiên cứu khoa học hoặc báo cáo học thuật.
 

Max from BrightChamps Saying "Hey"

Bài Tập Vận Dụng Câu Điều Kiện Loại 3

Ray, the Character from BrightChamps Explaining Math Concepts
Max, the Girl Character from BrightChamps

Problem 1

If I ______ (know) you were coming, I ______ (bake) a cake.

Ray, the Boy Character from BrightChamps Saying "Let’s Begin"

Explanation

Max from BrightChamps Praising Clear Math Explanations
Max, the Girl Character from BrightChamps

Problem 2

They ______ (win) the game if they ______ (practice) more.

Ray, the Boy Character from BrightChamps Saying "Let’s Begin"

Explanation

Max from BrightChamps Praising Clear Math Explanations
Max, the Girl Character from BrightChamps

Problem 3

If he was studied, he would pass the exam.

Ray, the Boy Character from BrightChamps Saying "Let’s Begin"

Explanation

Max from BrightChamps Praising Clear Math Explanations
Max, the Girl Character from BrightChamps

Problem 4

I would have gone if you told me.

Ray, the Boy Character from BrightChamps Saying "Let’s Begin"

Explanation

Max from BrightChamps Praising Clear Math Explanations
Professor Greenline from BrightChamps

Kết Luận

Nắm vững câu điều kiện loại 3 sẽ giúp bạn không chỉ diễn đạt chính xác những giả định trong quá khứ mà còn thể hiện sự tinh tế trong ngôn ngữ. Hãy luyện tập thường xuyên để luôn cấu trúc này một cách thành thạo và tự tin nhé bạn. Và đừng quên, BrightCHAMPS luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục tiếng Anh!

Ray Thinking Deeply About Math Problems

FAQs Về Câu Điều Kiện Loại 3

1.Câu điều kiện loại 3 khác gì với các loại câu điều kiện loại 1 và 2?

Math FAQ Answers Dropdown Arrow

2.Làm sao để phân biệt "would have", "could have" và "might have"?

Math FAQ Answers Dropdown Arrow
Professor Greenline from BrightChamps

Chú Thích Quan Trọng Trong Câu Điều Kiện Loại 3

Để giúp bạn đọc dễ dàng nắm bắt nội dung, phần sau đây sẽ giải thích chi tiết các thuật ngữ liên quan đến câu điều kiện loại 3:

 

  • Câu điều kiện loại 3: Dùng để diễn tả một tình huống giả định trái ngược với sự thật trong quá khứ.
     
  • Mệnh đề IF (điều kiện): Phần câu nêu ra điều kiện giả định, có cấu trúc: If + S + had + PII (quá khứ phân từ).
     
  • Mệnh đề chính (kết quả): Phần câu nêu ra kết quả giả định, có cấu trúc: S + would/could/might + have + PII.
     
  • Quá khứ hoàn thành (past perfect): Thì quá khứ hoàn thành (past perfect) là một thì dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ.
     
  • Quá khứ phân từ (past participle): Là dạng phân từ hoàn thành của động từ, thường được dùng trong các thì hoàn thành và câu bị động.
     
  • Đảo ngữ: Là việc đảo ngược thứ tự thông thường của chủ ngữ và động từ trong câu, thường dùng để nhấn mạnh.
Math Teacher Background Image
Math Teacher Image

Hiralee Lalitkumar Makwana

About the Author

Hiralee Lalitkumar Makwana has almost two years of teaching experience. She is a number ninja as she loves numbers. Her interest in numbers can be seen in the way she cracks math puzzles and hidden patterns.

Math Teacher Fun Facts Image
Max, the Girl Character from BrightChamps

Fun Fact

: She loves to read number jokes and games.

BrightChamps Logo
Follow Us
BrightChamps Facebook Page IconBrightChamps YouTube Channel IconBrightChamps Instagram IconBrightChamps LinkedIn Page Icon
INDONESIA
Axa Tower 45th floor, JL prof. Dr Satrio Kav. 18, Kel. Karet Kuningan, Kec. Setiabudi, Kota Adm. Jakarta Selatan, Prov. DKI Jakarta
INDIA
H.No. 8-2-699/1, SyNo. 346, Rd No. 12, Banjara Hills, Hyderabad, Telangana - 500034
SINGAPORE
60 Paya Lebar Road #05-16, Paya Lebar Square, Singapore (409051)
USA
251, Little Falls Drive, Wilmington, Delaware 19808
VIETNAM (Office 1)
Hung Vuong Building, 670 Ba Thang Hai, ward 14, district 10, Ho Chi Minh City
VIETNAM (Office 2)
143 Nguyễn Thị Thập, Khu đô thị Him Lam, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 700000, Vietnam
Dubai
BrightChamps, 8W building 5th Floor, DAFZ, Dubai, United Arab Emirates
UK
Ground floor, Redwood House, Brotherswood Court, Almondsbury Business Park, Bristol, BS32 4QW, United Kingdom